Nguy hiểm từ hội chứng mù mặt của Brad Pitt

Brad Pitt ngại ra đường và giao tiếp vì khó nhận diện được mặt người khác. Căn bệnh khiến tài tử bị gắn mác tự cao.

Trả lời phỏng vấn tạp chí GQ, Brad Pitt nói anh bị gắn mác tự cao tự đại, xa cách với mọi người xung quanh vì không có khả năng nhận diện khuôn mặt người khác. Trong mô tả y học, đây là hội chứng mù mặt (prosopagnosia).

Prosopagnosia, bắt nguồn từ "prosopon" của Hy Lạp, là dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến nhận thức. Người mắc bệnh thường quên ngoại hình, gương mặt người khác. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh không hình dung được diện mạo của chính mình.

Dẫu vậy, đây không phải vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng trí nhớ, giảm trí nhớ, suy giảm thị lực hoặc khuyết tật khả năng nhận thức.



Vì không thể nhận dạng khuôn mặt người khác, Brad Pitt bị gắn mác tự cao. Ảnh: New York Post.

Có hai dạng của prosopagnosia là mắc phải và di truyền. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) thông tin rằng hội chứng dễ xuất hiện sau khi bị đột quỵ hoặc các chấn thương não khác. Nhưng ở hình thức di truyền, prosopagnosia phát triển trong cơ thể người bệnh từ bé mà không gây bất kỳ tổn thương nào tới não.

Viện quốc gia về Rối loạn thần kinh và đột quỵ cho biết prosopagnosia là kết quả của sự bất thường, thiệt hại hoặc suy yếu ở con quay fusiform phải. Đây là nếp gấp trong não xuất hiện có tác dụng phối hợp các hệ thống thần kinh kiểm soát nhận thức và trí nhớ trên khuôn mặt.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 50 người thì có một người mắc một số dạng của prosopagnosia, phổ biến nhất là chậm nhận thức được mặt người khác. Tỷ lệ này đáng lo ngại, theo Thomas Grüter, tiến sĩ thuộc Viện Di truyền học Münster.

Thực tế, không phương pháp nào điều trị dứt điểm hội chứng mù mặt. Nhưng nếu không được can thiệp sớm, căn bệnh dễ gây mù lòa. Chuyên gia trong lĩnh vực y tế chia sẻ rằng bệnh nhân prosopagnosia thường được hướng dẫn các manh mối khác để nhận dạng khuôn mặt.

Trong bài phân tích của New York Post, tác giả cũng chỉ ra prosopagnosia gây ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ xã hội. Người bệnh dễ rơi vào cảm giác tiêu cực, trầm cảm vì bị tách biệt với xã hội. Brad Pitt từng kể anh xem prosopagnosia là cái cớ để ở nhà, nhưng trong thời gian dài, điều này không nên.

Theo Zing.vn



Bài viết đóng góp, xin gửi về email: saoonline.net.vn@gmail.com