Ngày 14/6, trong video BTS Festa Dinner đăng tải trên kênh BANGTANTV, nam ca sĩ Suga tiết lộ 7 thành viên BTS dự định phát triển sự nghiệp cá nhân trong thời gian tới. Hoạt động chung của BTS không bị đóng băng hoàn toàn, tuy nhiên chúng được tạm gác sang một bên để nhóm tập trung vào dự án riêng.
Đây chỉ là lời chia sẻ đơn giản, không có hàm ý sâu xa từ một ngôi sao Kpop. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, tiết lộ này đã làm chấn động toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc - lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xứ kim chi và là niềm tự hào lớn của quốc gia này.
Cổ phiếu của HYBE giảm hơn 25% sau thông tin BTS tạm dừng hoạt động nhóm. Ảnh: Naver.
Cổ phiếu giảm trên diện rộng. Trong buổi sáng 15/6, giá trị cổ phiếu của HYBE - công ty chịu trách nhiệm quản lý nhóm nhạc nam BTS - tụt xuống hơn 25%. HYBE đối mặt rủi ro lớn khi công ty đánh mất 2.000 tỷ won (khoảng 1,6 tỷ USD) vốn hóa thị trường.
3 ông lớn khác tại Kpop là SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment lần lượt có giá trị cổ phiếu giảm 3%, 15% và 8% trong tuần này.
Thế giới tự hỏi đâu là tương lai của Kpop?
Cổ phiếu giảm trên diện rộng. Trong buổi sáng 15/6, giá trị cổ phiếu của HYBE - công ty chịu trách nhiệm quản lý nhóm nhạc nam BTS - tụt xuống hơn 25%. HYBE đối mặt rủi ro lớn khi công ty đánh mất 2.000 tỷ won (khoảng 1,6 tỷ USD) vốn hóa thị trường.
3 ông lớn khác tại Kpop là SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment lần lượt có giá trị cổ phiếu giảm 3%, 15% và 8% trong tuần này.
Thế giới tự hỏi đâu là tương lai của Kpop?
HYBE tìm cách giảm phụ thuộc vào BTS
Sau khi Park Ji Won - Giám đốc của HYBE - và các thành viên BTS đích thân phủ nhận tin đồn tan rã, đóng băng hoàn toàn hoạt động nhóm, giá cổ phiếu hồi phục một chút và cho thấy dấu hiệu bình ổn trở lại.
Tuy nhiên, tiết lộ của BTS về kế hoạch tương lai tiếp tục gây xôn xao dư luận. Giới truyền thông Hàn chỉ ra bài học kinh nghiệm mà ngành công nghiệp Kpop có thể học hỏi thông qua trường hợp của nhóm.
Nhà phê bình âm nhạc Kim Zakka chia sẻ với Korea JoongAng Daily: "BTS là nhóm nhạc nổi tiếng nhất HYBE, và HYBE là công ty lớn mạnh nhất Kpop, do vậy không ngạc nhiên nếu tin tức này gây tác động lớn đến thị trường".
Trước HYBE, một số công ty khác từng đối mặt vấn đề tương tự, chẳng hạn YG Entertainment khi các thành viên Big Bang bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự vào năm 2017, hay SM Entertainment khi EXO dần nhập ngũ kể từ năm 2019. Họ vượt qua khó khăn này bằng cách để thành viên khác trong nhóm hoạt động solo và cho ra mắt nghệ sĩ mới.
BTS tạo ra 98,2% doanh thu cho HYBE trong năm 2018. Công ty tìm cách đa dạng hóa hạng mục đầu tư của mình bằng cách mua lại một số công ty giải trí, công ty công nghệ. Dù vậy, sau nhiều cố gắng, tỷ lệ này mới giảm xuống 87,7% vào tháng 10/2020.
Năm 2021, doanh thu của HYBE tăng từ 790 tỷ won (khoảng 612 triệu USD) lên 1,25 nghìn tỷ won (khoảng 968 triệu USD) và tỷ trọng của BTS giảm xuống còn 67%. Tuy nhiên, nhóm vẫn là nghệ sĩ có đóng góp lớn nhất. Đó là lý do không chỉ người hâm mộ mà các cổ đông cũng chú ý đến từng động thái của BTS.
Theo Korea JoongAng Daily, BigHit Music - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý BTS và TXT trong HYBE - tạo ra khoảng 2/3 lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cho HYBE.
HYBE mở rộng lĩnh vực kinh doanh để giảm sự phụ thuộc vào BTS. Ảnh: Naver.
Bài học lớn cho Kpop
Từ lâu, doanh nghiệp và người hâm mộ Kpop hiểu rằng tính đa dạng là yếu tố cần thiết để giữ cho ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc tiếp tục phát triển. Việc một hoặc vài cá nhân nắm giữ ảnh hưởng quá lớn không đem lại lợi ích lâu dài cho bất kỳ ai.
Thông báo tạm ngừng hoạt động của BTS, cũng như sự biến động trong giá cổ phiếu của HYBE là bài học mang ý nghĩa lớn đối với toàn bộ thị trường giải trí Hàn Quốc.
Trên thực tế, sự sống còn của nhiều công ty hoàn toàn phụ thuộc vào độ nổi tiếng của một hoặc một vài ngôi sao. Giá trị công ty tăng cao khi nghệ sĩ thành công. Ngược lại, nếu sự kiện, tai nạn không đáng có xảy ra, thiệt hại công ty gánh chịu sẽ rất nghiêm trọng. Những công ty như này có khả năng bị nhà đầu tư xa lánh.
Vì vậy, HYBE nói riêng và ngành công nghiệp Kpop nói chung liên tục dành nhiều công sức để tìm kiếm, phát triển và nuôi dưỡng tài năng mới, đồng thời mở rộng lĩnh vực đầu tư.
Nam Hyo Ji, chuyên gia phân tích tại SK Securities, chia sẻ với Korea JoongAng Daily: "Không chỉ nhóm nhạc Kpop đang hoạt động mới có tiềm năng đem lại doanh thu. Có rất nhiều nhóm nhạc sắp ra mắt đang chờ đợi chúng ta vào cuối năm nay. Bất chấp mọi lo lắng, lợi nhuận đến từ ngành công nghiệp Kpop sẽ tiếp tục tăng".
Kim Hyun Yong, nhà phân tích của Hyundai Motor Securities, nhận xét: "Tất cả đều biết rằng các thành viên BTS phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, và nhóm tạm hoãn hoạt động vào một ngày nào đó. Chỉ là thông báo này đến một cách bất ngờ, tại thời điểm không mong muốn, nên nó khiến mọi người hoảng sợ. Đây có thể là cơ hội để HYBE chứng minh họ không chỉ là công ty chủ quản của BTS, mà còn là công ty giải trí với mô hình kinh doanh đa dạng".
Theo chuyên gia, nỗ lực đầu tư của HYBE cho thấy thành quả vào năm 2023, mặc dù việc lợi nhuận giảm vào cuối năm 2022 là điều không thể tránh khỏi.
Hyo Ji cho biết SK Securities dự đoán trong năm 2023, doanh số bán album, doanh thu tổ chức concert của Kpop lần lượt tăng 12,5% và 39,1%. Bên cạnh đó, lợi nhuận đến từ bản quyền nhạc số và kinh doanh vật phẩm về thần tượng cũng chứng kiến sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, Korea JoongAng Daily cho rằng thử thách khó khăn hơn là xác định ngôi sao lớn tiếp theo của ngành công nghiệp Kpop bên cạnh BTS. Các số liệu hiện có khá mờ mịt, không rõ ràng và không dễ để xác định tiêu chí đánh giá.
Từ lâu, doanh nghiệp và người hâm mộ Kpop hiểu rằng tính đa dạng là yếu tố cần thiết để giữ cho ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc tiếp tục phát triển. Việc một hoặc vài cá nhân nắm giữ ảnh hưởng quá lớn không đem lại lợi ích lâu dài cho bất kỳ ai.
Thông báo tạm ngừng hoạt động của BTS, cũng như sự biến động trong giá cổ phiếu của HYBE là bài học mang ý nghĩa lớn đối với toàn bộ thị trường giải trí Hàn Quốc.
Trên thực tế, sự sống còn của nhiều công ty hoàn toàn phụ thuộc vào độ nổi tiếng của một hoặc một vài ngôi sao. Giá trị công ty tăng cao khi nghệ sĩ thành công. Ngược lại, nếu sự kiện, tai nạn không đáng có xảy ra, thiệt hại công ty gánh chịu sẽ rất nghiêm trọng. Những công ty như này có khả năng bị nhà đầu tư xa lánh.
Vì vậy, HYBE nói riêng và ngành công nghiệp Kpop nói chung liên tục dành nhiều công sức để tìm kiếm, phát triển và nuôi dưỡng tài năng mới, đồng thời mở rộng lĩnh vực đầu tư.
Nam Hyo Ji, chuyên gia phân tích tại SK Securities, chia sẻ với Korea JoongAng Daily: "Không chỉ nhóm nhạc Kpop đang hoạt động mới có tiềm năng đem lại doanh thu. Có rất nhiều nhóm nhạc sắp ra mắt đang chờ đợi chúng ta vào cuối năm nay. Bất chấp mọi lo lắng, lợi nhuận đến từ ngành công nghiệp Kpop sẽ tiếp tục tăng".
Kim Hyun Yong, nhà phân tích của Hyundai Motor Securities, nhận xét: "Tất cả đều biết rằng các thành viên BTS phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, và nhóm tạm hoãn hoạt động vào một ngày nào đó. Chỉ là thông báo này đến một cách bất ngờ, tại thời điểm không mong muốn, nên nó khiến mọi người hoảng sợ. Đây có thể là cơ hội để HYBE chứng minh họ không chỉ là công ty chủ quản của BTS, mà còn là công ty giải trí với mô hình kinh doanh đa dạng".
Theo chuyên gia, nỗ lực đầu tư của HYBE cho thấy thành quả vào năm 2023, mặc dù việc lợi nhuận giảm vào cuối năm 2022 là điều không thể tránh khỏi.
Hyo Ji cho biết SK Securities dự đoán trong năm 2023, doanh số bán album, doanh thu tổ chức concert của Kpop lần lượt tăng 12,5% và 39,1%. Bên cạnh đó, lợi nhuận đến từ bản quyền nhạc số và kinh doanh vật phẩm về thần tượng cũng chứng kiến sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, Korea JoongAng Daily cho rằng thử thách khó khăn hơn là xác định ngôi sao lớn tiếp theo của ngành công nghiệp Kpop bên cạnh BTS. Các số liệu hiện có khá mờ mịt, không rõ ràng và không dễ để xác định tiêu chí đánh giá.
Ngành công nghiệp Kpop tìm kiếm ngôi sao lớn tiếp theo sau BTS. Ảnh: Naver.
Trước đây, doanh số bán album và thứ hạng trên bảng xếp hạng nhạc số là công cụ xác định thành tích của nghệ sĩ. Bây giờ, có vô số bảng xếp hạng âm nhạc và cửa hàng trực tuyến tồn tại. Điều này có nghĩa không có tiêu chuẩn nào là tuyệt đối.
Hiện tại, trong số ngôi sao Kpop, BlackPink là thần tượng có lượng người đăng ký kênh riêng cao nhất - 74,4 triệu, cao hơn 7,8 triệu so với con số 66,6 triệu của BTS. Tuy nhiên, nhóm chưa phát hành sản phẩm âm nhạc mới nào kể từ tháng 6/2021. Thêm vào đó, người hâm mộ nhóm nhạc nam có xu hướng chi nhiều tiền hơn so với nhóm nữ. Điều này đặt ra giới hạn nhất định với tổng doanh thu BlackPink có thể đạt được.
Big Bang là nhóm nhạc có lượng người đăng ký cao thứ tư trên nền tảng này, với 14,8 triệu người theo dõi, nhưng 4 thành viên trong nhóm nhiều khả năng tách ra để phát triển sự nghiệp solo. Một số nhóm nam nổi tiếng khác như Stray Kids, TXT, EXO và iKON đều có ít hơn 10 triệu người đăng ký.
Theo Zing.vn
Trước đây, doanh số bán album và thứ hạng trên bảng xếp hạng nhạc số là công cụ xác định thành tích của nghệ sĩ. Bây giờ, có vô số bảng xếp hạng âm nhạc và cửa hàng trực tuyến tồn tại. Điều này có nghĩa không có tiêu chuẩn nào là tuyệt đối.
Hiện tại, trong số ngôi sao Kpop, BlackPink là thần tượng có lượng người đăng ký kênh riêng cao nhất - 74,4 triệu, cao hơn 7,8 triệu so với con số 66,6 triệu của BTS. Tuy nhiên, nhóm chưa phát hành sản phẩm âm nhạc mới nào kể từ tháng 6/2021. Thêm vào đó, người hâm mộ nhóm nhạc nam có xu hướng chi nhiều tiền hơn so với nhóm nữ. Điều này đặt ra giới hạn nhất định với tổng doanh thu BlackPink có thể đạt được.
Big Bang là nhóm nhạc có lượng người đăng ký cao thứ tư trên nền tảng này, với 14,8 triệu người theo dõi, nhưng 4 thành viên trong nhóm nhiều khả năng tách ra để phát triển sự nghiệp solo. Một số nhóm nam nổi tiếng khác như Stray Kids, TXT, EXO và iKON đều có ít hơn 10 triệu người đăng ký.
Theo Zing.vn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
saoonline.net.vn@gmail.com