Ngày 27/3, giới chức Thượng Hải áp đặt lệnh phong tỏa từng phần thành phố để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Theo Tân Hoa Xã, số ca nhiễm mới của Trung Quốc hiện ở mức cao với hơn 4.000 trường hợp/ngày. Đây là con số kỷ lục tại xứ tỷ dân kể từ khi chính quyền áp dụng chính sách "zero Covid-19".
Tình hình sức khỏe cộng đồng rơi vào khủng hoảng kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành giải trí. Các sự kiện biểu diễn ngoài trời quy mô lớn, hoạt động tụ tập đông người trong không gian kín đều bị cấm tổ chức. Hiện ngành âm nhạc, phim ảnh Trung Quốc rơi vào cảnh tê liệt, chịu tổn thất kinh tế nặng nề.
Hủy và hoãn hơn 10.000 sự kiện
Theo China Daily, hàng trăm sự kiện nghệ thuật đã bị hoãn hoặc hủy tổ chức sau khi Thượng Hải - một trong những trung tâm giải trí sôi động bậc nhất Trung Quốc - thông báo áp dụng các quy định ngăn ngừa Covid-19. Các biện pháp ngăn cách xã hội mới được thực hiện đột ngột khiến nhiều đơn vị tổ chức sự kiện điêu đứng. Họ hiện tìm cách "chữa cháy" để tránh khoản lỗ khổng lồ.
Trên toàn Trung Quốc, lệnh giới nghiêm và quy định giãn cách cũng được ban hành để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron. Tại các khu vực nguy cơ cao như Thiên Tân, Quảng Đông, Sơn Đông, Hồ Nam... chính quyền quyết định đóng cửa 31 loại hình kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, bao gồm rạp chiếu phim, rạp hát, công viên nước, sân vận động, viện bảo tàng…
Nhiều nghệ sĩ phải hủy concert vì dịch bệnh diễn biến căng thẳng. Ảnh: Sina.
Trước diễn biến dịch căng thẳng, nữ ca sĩ Trương Thiều Hàm thông báo hoãn tour lưu diễn Fable được ấn định tổ chức ở Tô Châu vào ngày 9/4 để đảm bảo an toàn cho người hâm mộ cũng như nghệ sĩ.
"Chúng tôi quyết định hoãn buổi biểu diễn trực tiếp do lệnh giãn cách xã hội đang được thiết lập ở mức cao. Nhưng Trương Thiều Hàm đang lên kế hoạch tổ chức concert khác vào tháng 5 nếu điều kiện cho phép", công ty quản lý của nữ ca sĩ thông báo.
Đêm diễn tốt nghiệp và tri ân người hâm mộ của nhóm nhạc The9 bị trì hoãn vô thời hạn vì 2 địa điểm tổ chức là Tô Châu và Quảng Đông đều là "tâm dịch" của Trung Quốc. Việc concert liên tục bị hủy từ cuối năm 2019 đến nay khiến 9 nữ ca sĩ thần tượng cảm thấy có lỗi với fan.
Theo Sina, các sự kiện thảm đỏ, lễ trao giải, hoạt động quảng bá phim ảnh, ra mắt sản phẩm mới của nhãn hàng cũng bị tạm ngừng do lo ngại sự tấn công của dịch Covid-19 đến cuối tháng 4. Điển hình Triển lãm nghệ thuật ở Bắc Kinh phải dừng kế hoạch tổ chức trước đám đông theo yêu cầu chống dịch từ chính quyền.
Theo thống kê Hiệp hội Công nghiệp Biểu diễn Trung Quốc công bố, tính đến cuối tháng 3, có 9.000 buổi biểu diễn bị hủy hoặc hoãn tổ chức tại xứ tỷ dân vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Con số này sẽ vượt ngưỡng 10.000-12.000 vào tháng 4 khi toàn quốc bước vào giai đoạn ứng phó nghiêm ngặt với dịch.
Hiệp hội Công nghiệp Biểu diễn Trung Quốc cho biết ngành âm nhạc ước tính thiệt hại hàng chục triệu USD. Từ đầu năm 2022 đến nay, có 35% công ty môi giới biểu diễn trên toàn quốc phá sản và đóng cửa. Con số này sẽ tăng lên mức 45% nếu lệnh giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng.
"Các chương trình được lên kế hoạch tổ chức trong một tháng tới đều cần phê duyệt trước. Với những gì đang diễn, tôi nghĩ các sự kiện đó ít có khả năng nhận được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý ít nhất là đến hết tháng 4", ông Trương Chí Minh - đại diện công ty tổ chức sự kiện Shanghai Nanling cho biết.
Ngành công nghiệp phim ảnh trì trệ
Không chỉ lĩnh vực âm nhạc bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, ngành công nghiệp điện ảnh xứ tỷ dân cũng rơi vào giai đoạn khó khăn. Ngày 25/3, hàng loạt phim điện ảnh vốn đặt lịch ra mắt vào đầu tháng 4 phải hoãn chiếu.
Các tác phẩm Anh là mùa xuân của em (do Châu Đông Vũ đóng chính), Chuyện lớn đời người (Chu Nhất Long đóng), Thần thám đại chiến do Hong Kong sản xuất với sự tham gia của Lâm Phong, Lý Nhược Đồng, Thái Trác Nghiên, Lưu Thanh Vân... quyết định hoãn phát hành và toàn bộ hoạt động quảng bá. Đại diện đoàn phim cho biết đây là động thái cần thiết sau khi chính quyền kêu gọi hạn chế tối thiểu các hoạt động tụ tập đông người.
Theo Sina, một số bộ phim khác như Sự thật cuối cùng (do Huỳnh Hiểu Minh đóng chính), Người bị hại (Phùng Thiệu Phong và Đào Hồng đóng) cũng dời lịch công chiếu vì vấn đề dịch bệnh tại Trung Quốc Đại lục.
Nhiều tác phẩm điện ảnh phải hoãn ra mắt, công tác sản xuất cũng gặp nhiều hạn chế vì dịch. Ảnh: Sohu.
Việc hoạt động họp báo ra mắt phim, khởi chiếu bị trì hoãn, các cụm rạp ở Sơn Đông, Quảng Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân, Trường Sa, đặc biệt là Thượng Hải, Thâm Quyến - hai kho vé của điện ảnh Trung Quốc.... phải đóng cửa khiến ngành giải trí xứ tỷ dân ảm đạm. Giới chuyên gia dự đoán showbiz Trung Quốc có thể mất trắng mùa phim quan trọng vào dịp lễ Lao động 1/5 nếu dịch không thể khống chế.
Thực tế, nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đã xuất hiện dấu hiệu "ế ẩm" từ sau Tết Nguyên đán. Người dân không mặn mà với việc ra rạp vì giá vé cao và thiếu tác phẩm hấp dẫn. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi dịch Covid-19 tái bùng phát từ giữa tháng 2.
Hiện tại, doanh thu phòng vé xứ tỷ dân chạm đáy, chỉ thu về khoảng 2 triệu USD/ngày. Ước tính rạp phim tại Trung Quốc sụt giảm khoảng 60% doanh số vì ảnh hưởng của virus corona.
Theo Sina, ngành sản phim ảnh cũng chịu tác động lớn khi nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc triển khai biện pháp kiểm soát di chuyển nghiêm ngặt. Trên QQ, đoàn làm phim Phong hoa tuyệt thế, Võ Tắc Thiên cho biết lịch quay bị đảo lộn vì quy định quản lý xã hội chặt chẽ. Họ dự kiến ghi hình ngoại cảnh ở 28 địa điểm trong tháng 3, nhưng không thể hoàn thành.
"Chúng tôi gặp rắc rối khi di chuyển đến điểm quay, lúc thì chuyến bay bị hủy vì dịch bệnh, lúc thì nhân viên hoặc diễn viên không được làm thủ tục do giấy xét nghiệm hết hạn. Cả tháng ròng rã, chúng tôi chỉ thực hiện được 7 cảnh quay", đại diện ê-kíp Phong hoa tuyệt thế nói.
Theo QQ, có hơn 20 ê-kíp điện ảnh và truyền hình đang rơi vào tình cảnh không thể quay ngoại cảnh, bị giám sát nghiêm ngặt khi ghi hình trong phim trường. Đạo diễn Dương Thanh cho biết các đoàn phim hiện chịu áp lực kinh tế lớn vì phải chi trả khoản tiền không nhỏ cho việc xét nghiệm đối với hàng trăm nhân viên, nghệ sĩ theo yêu cầu của nhà chức trách. Việc kéo dài lịch ghi hình khiến họ thiệt hại hơn 320.000 USD/ngày.
Theo zing.vn
Không chỉ lĩnh vực âm nhạc bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, ngành công nghiệp điện ảnh xứ tỷ dân cũng rơi vào giai đoạn khó khăn. Ngày 25/3, hàng loạt phim điện ảnh vốn đặt lịch ra mắt vào đầu tháng 4 phải hoãn chiếu.
Các tác phẩm Anh là mùa xuân của em (do Châu Đông Vũ đóng chính), Chuyện lớn đời người (Chu Nhất Long đóng), Thần thám đại chiến do Hong Kong sản xuất với sự tham gia của Lâm Phong, Lý Nhược Đồng, Thái Trác Nghiên, Lưu Thanh Vân... quyết định hoãn phát hành và toàn bộ hoạt động quảng bá. Đại diện đoàn phim cho biết đây là động thái cần thiết sau khi chính quyền kêu gọi hạn chế tối thiểu các hoạt động tụ tập đông người.
Theo Sina, một số bộ phim khác như Sự thật cuối cùng (do Huỳnh Hiểu Minh đóng chính), Người bị hại (Phùng Thiệu Phong và Đào Hồng đóng) cũng dời lịch công chiếu vì vấn đề dịch bệnh tại Trung Quốc Đại lục.
Việc hoạt động họp báo ra mắt phim, khởi chiếu bị trì hoãn, các cụm rạp ở Sơn Đông, Quảng Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân, Trường Sa, đặc biệt là Thượng Hải, Thâm Quyến - hai kho vé của điện ảnh Trung Quốc.... phải đóng cửa khiến ngành giải trí xứ tỷ dân ảm đạm. Giới chuyên gia dự đoán showbiz Trung Quốc có thể mất trắng mùa phim quan trọng vào dịp lễ Lao động 1/5 nếu dịch không thể khống chế.
Thực tế, nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đã xuất hiện dấu hiệu "ế ẩm" từ sau Tết Nguyên đán. Người dân không mặn mà với việc ra rạp vì giá vé cao và thiếu tác phẩm hấp dẫn. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi dịch Covid-19 tái bùng phát từ giữa tháng 2.
Hiện tại, doanh thu phòng vé xứ tỷ dân chạm đáy, chỉ thu về khoảng 2 triệu USD/ngày. Ước tính rạp phim tại Trung Quốc sụt giảm khoảng 60% doanh số vì ảnh hưởng của virus corona.
Theo Sina, ngành sản phim ảnh cũng chịu tác động lớn khi nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc triển khai biện pháp kiểm soát di chuyển nghiêm ngặt. Trên QQ, đoàn làm phim Phong hoa tuyệt thế, Võ Tắc Thiên cho biết lịch quay bị đảo lộn vì quy định quản lý xã hội chặt chẽ. Họ dự kiến ghi hình ngoại cảnh ở 28 địa điểm trong tháng 3, nhưng không thể hoàn thành.
"Chúng tôi gặp rắc rối khi di chuyển đến điểm quay, lúc thì chuyến bay bị hủy vì dịch bệnh, lúc thì nhân viên hoặc diễn viên không được làm thủ tục do giấy xét nghiệm hết hạn. Cả tháng ròng rã, chúng tôi chỉ thực hiện được 7 cảnh quay", đại diện ê-kíp Phong hoa tuyệt thế nói.
Theo QQ, có hơn 20 ê-kíp điện ảnh và truyền hình đang rơi vào tình cảnh không thể quay ngoại cảnh, bị giám sát nghiêm ngặt khi ghi hình trong phim trường. Đạo diễn Dương Thanh cho biết các đoàn phim hiện chịu áp lực kinh tế lớn vì phải chi trả khoản tiền không nhỏ cho việc xét nghiệm đối với hàng trăm nhân viên, nghệ sĩ theo yêu cầu của nhà chức trách. Việc kéo dài lịch ghi hình khiến họ thiệt hại hơn 320.000 USD/ngày.
Theo zing.vn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
saoonline.net.vn@gmail.com