Quay trở lại những năm 1990, không khó để nhận thấy sự tồn tại và thành công của các nhóm nhạc hỗn hợp trong thị trường âm nhạc Hàn Quốc. Từ hỗn hợp được dùng để chỉ những nhóm nhạc gồm cả thành viên nam và nữ.
Những nhóm nhạc như vậy khi ra mắt dễ gây chú ý bởi ở thị trường âm nhạc thường chỉ có nhóm nam hoặc nữ. Nhưng thực tế, không có nhiều nhóm nhạc hỗn hợp đạt được thành công.
Nhóm nhạc hỗn hợp sớm nở tối tàn
Theo The Korea Times, các nhóm nhạc gồm cả thành viên nam và nữ có lợi thế riêng về đội hình, phong cách âm nhạc. Tuy nhiên, sau sự gia tăng mạnh mẽ vào cuối những năm 2000, số lượng nhóm nhạc kiểu này đã giảm mạnh. Ngày nay, các nhóm hỗn hợp ít gặp trong vũ trụ Kpop.
KARD - bao gồm 2 thành viên nam BM, J.Seph và 2 cô gái Somin, Jiwoo - là một trong số ít những nhóm nhạc hỗn hợp đang hoạt động. Ngoài ra, có thể kể đến một số nhóm tân binh như CHECKMATE và Triple Seven (777). Nhưng tất cả đều chưa tạo được tiếng vang.
KARD là nhóm hỗn hợp hiếm hoi đang hoạt động. Ảnh: DSP Entertainment.
Các nhà phê bình chỉ ra yếu tố quyết định sự tồn vong của nhóm nhạc này là việc hình thành lượng fan trung thành và vững chắc.
Nhà phê bình nhạc pop Seo Jeong Min nói với The Korea Times: “Thật khó để một nhóm nhạc đa giới tính thu hút nhiều fan nữ hơn một nhóm nhạc nam hoặc thu hút nhiều fan nam hơn một nhóm nữ. Hầu hết công ty giải trí cũng nhận thấy yêu cầu để quản lý một nhóm nhạc hỗn hợp cao hơn nhóm nam hoặc nữ thông thường.
Các thành viên của một nhóm nhạc Kpop thường sống cùng nhau trong ký túc xá để thúc đẩy tinh thần đồng đội. Nhưng đó không phải lựa chọn lý tưởng cho một nhóm nam nữ".
Nhà phê bình Jung Min Jae đồng ý và nói thêm những yếu tố kể trên khiến các nhóm nhạc nam nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Jung Min Jae cũng đề cập đến một vấn đề hóc búa khác mà công ty quản lý nhóm hỗn hợp phải đối mặt, đó là chiến lược quảng bá.
"Các công ty nên quyết định đối tượng khán giả hướng đến, họ là nam hay nữ? Nhưng câu trả lời có thể không dễ tìm. Nhóm nhạc hỗn hợp không có đối tượng khán giả cụ thể", Jung Min Jae phân tích.
Nhóm hỗn hợp có thể hồi sinh?
Mùa hè năm 2020, nhóm nhạc hỗn hợp SSAK3, được thành lập trên chương trình thực tế của đài MBC, Hangout with Yoo. Nhóm gồm 3 thành viên là MC Yoo Jae Suk, ca sĩ Lee Hyo Ri và Rain. Họ đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến với bản hit mang màu sắc retro Summer Sea Again. Câu chuyện thành công của SSAK3 khiến nhiều người nghĩ những nhóm hỗn hợp có thể một lần vực dậy.
Tuy nhiên, nhà phê bình Jung Min Jae nói SSAK3 chỉ là một "trường hợp ngoại lệ".
Ông nhận xét: “Thành công của SSAK3 không thể hiện sự hồi sinh của các nhóm hỗn hợp. Đó là một nhóm nhạc dự án được thành lập thông qua chương trình tạp kỹ nổi tiếng. Chương trình giới thiệu toàn bộ quá trình ra mắt của SSAK3 và quảng bá rộng rãi bài hát nhóm thể hiện. Sức mạnh của một chương trình truyền hình khiến SSAK3 gần như không thể không thành công".
Theo Jung Min Jae, SSAK3 thành công bởi độ nổi tiếng sẵn có của 3 thành viên và chương trình Hangout with Yoo. Trong trường hợp của SSAK3, chất lượng âm nhạc không quyết định việc nhóm có thành công trên các bảng xếp hạng âm nhạc hay không.
Các nhà phê bình chỉ ra yếu tố quyết định sự tồn vong của nhóm nhạc này là việc hình thành lượng fan trung thành và vững chắc.
Nhà phê bình nhạc pop Seo Jeong Min nói với The Korea Times: “Thật khó để một nhóm nhạc đa giới tính thu hút nhiều fan nữ hơn một nhóm nhạc nam hoặc thu hút nhiều fan nam hơn một nhóm nữ. Hầu hết công ty giải trí cũng nhận thấy yêu cầu để quản lý một nhóm nhạc hỗn hợp cao hơn nhóm nam hoặc nữ thông thường.
Các thành viên của một nhóm nhạc Kpop thường sống cùng nhau trong ký túc xá để thúc đẩy tinh thần đồng đội. Nhưng đó không phải lựa chọn lý tưởng cho một nhóm nam nữ".
Nhà phê bình Jung Min Jae đồng ý và nói thêm những yếu tố kể trên khiến các nhóm nhạc nam nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Jung Min Jae cũng đề cập đến một vấn đề hóc búa khác mà công ty quản lý nhóm hỗn hợp phải đối mặt, đó là chiến lược quảng bá.
"Các công ty nên quyết định đối tượng khán giả hướng đến, họ là nam hay nữ? Nhưng câu trả lời có thể không dễ tìm. Nhóm nhạc hỗn hợp không có đối tượng khán giả cụ thể", Jung Min Jae phân tích.
Nhóm hỗn hợp có thể hồi sinh?
Mùa hè năm 2020, nhóm nhạc hỗn hợp SSAK3, được thành lập trên chương trình thực tế của đài MBC, Hangout with Yoo. Nhóm gồm 3 thành viên là MC Yoo Jae Suk, ca sĩ Lee Hyo Ri và Rain. Họ đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến với bản hit mang màu sắc retro Summer Sea Again. Câu chuyện thành công của SSAK3 khiến nhiều người nghĩ những nhóm hỗn hợp có thể một lần vực dậy.
Tuy nhiên, nhà phê bình Jung Min Jae nói SSAK3 chỉ là một "trường hợp ngoại lệ".
Ông nhận xét: “Thành công của SSAK3 không thể hiện sự hồi sinh của các nhóm hỗn hợp. Đó là một nhóm nhạc dự án được thành lập thông qua chương trình tạp kỹ nổi tiếng. Chương trình giới thiệu toàn bộ quá trình ra mắt của SSAK3 và quảng bá rộng rãi bài hát nhóm thể hiện. Sức mạnh của một chương trình truyền hình khiến SSAK3 gần như không thể không thành công".
Theo Jung Min Jae, SSAK3 thành công bởi độ nổi tiếng sẵn có của 3 thành viên và chương trình Hangout with Yoo. Trong trường hợp của SSAK3, chất lượng âm nhạc không quyết định việc nhóm có thành công trên các bảng xếp hạng âm nhạc hay không.
SSAK3 nổi tiếng từ trước khi phát hành bài hát nhờ sự góp mặt của Rain, Yoo Jae Suk và Lee Hyo Ri. Ảnh: MBC.
Ông Jung cũng đề cập đến Koyote - một nhóm nhạc gồm Kim Jong Min, Shin Ji và Bbaek Ga ra mắt vào năm 1998 - để giải thích thêm về quan điểm của mình.
"Koyote đã phát hành một đĩa đơn mới mang tên Oh my summer vào mùa hè năm ngoái. Nhưng nó gần như không nhận được sự chú ý", ông nói. Cả Jung Min Jae và Seo Jeong Min đều tin các nhóm nhạc thuần nam hoặc nữ sẽ được duy trì trong thế giới Kpop thời gian dài.
Seo Jeong Min nhấn mạnh: “Các công ty giải trí Hàn Quốc vẫn chưa tìm ra động lực để sản xuất các nhóm đa giới tính. Cho đến hiện tại, không nhóm nhạc nam nữ nào đáng chú ý, ngoại trừ KARD. Tồi tệ hơn, đại dịch Covid-19 kéo dài đang giáng một đòn chí mạng vào nhiều công ty, ngăn cản họ thử thách với ý tưởng mới".
Jung Min Jae tiếp lời: "Các hoạt động ở Kpop khác biệt ban nhạc indie hoặc hip-hop ở chỗ họ chú trọng nhiều hơn vào lượng người hâm mộ. Những nhóm nhạc nam nữ có thể tung ra bài hát dễ nghe với công chúng, nhưng nếu họ muốn trở thành nhóm nhạc thần tượng hàng đầu Kpop, có thể gặp phải nhiều trở ngại".
Theo zing.vn
Ông Jung cũng đề cập đến Koyote - một nhóm nhạc gồm Kim Jong Min, Shin Ji và Bbaek Ga ra mắt vào năm 1998 - để giải thích thêm về quan điểm của mình.
"Koyote đã phát hành một đĩa đơn mới mang tên Oh my summer vào mùa hè năm ngoái. Nhưng nó gần như không nhận được sự chú ý", ông nói. Cả Jung Min Jae và Seo Jeong Min đều tin các nhóm nhạc thuần nam hoặc nữ sẽ được duy trì trong thế giới Kpop thời gian dài.
Seo Jeong Min nhấn mạnh: “Các công ty giải trí Hàn Quốc vẫn chưa tìm ra động lực để sản xuất các nhóm đa giới tính. Cho đến hiện tại, không nhóm nhạc nam nữ nào đáng chú ý, ngoại trừ KARD. Tồi tệ hơn, đại dịch Covid-19 kéo dài đang giáng một đòn chí mạng vào nhiều công ty, ngăn cản họ thử thách với ý tưởng mới".
Jung Min Jae tiếp lời: "Các hoạt động ở Kpop khác biệt ban nhạc indie hoặc hip-hop ở chỗ họ chú trọng nhiều hơn vào lượng người hâm mộ. Những nhóm nhạc nam nữ có thể tung ra bài hát dễ nghe với công chúng, nhưng nếu họ muốn trở thành nhóm nhạc thần tượng hàng đầu Kpop, có thể gặp phải nhiều trở ngại".
Theo zing.vn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
saoonline.net.vn@gmail.com