Britney Spears đã gây chấn động ngay từ khi cô ấy vừa xuất hiện trước thế giới, với bản hit của mọi thời đại, Baby One More Time.
Cuối thập niên 1990, khi những boy band, girl band phát triển rầm rộ, “làm mưa làm gió” khắp các sân khấu âm nhạc, Spears đã xuất hiện theo cách riêng, đơn lẻ, điệu nhảy teen-pop sôi động, cách hát “baby voice” không thể trộn lẫn, đã biến Baby One More Time trở thành hiện tượng của âm nhạc thế giới.
Cách xuất hiện không giống ai
Những ngày này, người ta nói nhiều về âm nhạc của Britney Spears hơn bao giờ hết. Âm nhạc chứa đầy tâm sự, nỗi niềm, sự đơn độc, cả cảm xúc điên cuồng, nổi loạn... được Spears hát ngay khi bắt đầu sự nghiệp.
Như một sự vô tình, trong mỗi ca khúc Britney Spears hát, dường như đã vận vào cuộc sống của cô.
Ca khúc đầu tiên Britney Spears thu âm để gửi cho một hãng đĩa là I Have Nothing (Tôi chẳng có gì) - một bản hit của Whitney Houston, thời điểm đó.
Ca khúc chủ đề của album đầu tiên ra mắt thế giới năm 1999 - Baby One More Time đã có câu “My Lonliness is Killing Me” (tạm dịch: Sự cô độc đang giết chết tôi - PV). Câu hát về sợ cô độc ám ảnh trong nhiều ca khúc ra mắt sau này của Spears. Trong Stronger, Overprotected, cô hát như dặn mình “My Lonliness Ain’t Killing Me No More” (tạm dịch: Sự cô độc không thể giết tôi thêm nữa).
Với Baby One More Time và màn trình diễn vũ đạo sôi động, cùng cách bẻ giọng “baby voice”, Spears ngay từ khi xuất hiện đã trở nên đặc biệt, không giống ai.
Với sự leo thang chóng mặt của Baby One More Time trên khắp các bảng xếp hạng âm nhạc thế giới, Britney đã thành công vang dội ngay từ sản phẩm âm nhạc ra mắt.
Những ngày này, người ta nói nhiều về âm nhạc của Britney Spears hơn bao giờ hết. Âm nhạc chứa đầy tâm sự, nỗi niềm, sự đơn độc, cả cảm xúc điên cuồng, nổi loạn... được Spears hát ngay khi bắt đầu sự nghiệp.
Như một sự vô tình, trong mỗi ca khúc Britney Spears hát, dường như đã vận vào cuộc sống của cô.
Ca khúc đầu tiên Britney Spears thu âm để gửi cho một hãng đĩa là I Have Nothing (Tôi chẳng có gì) - một bản hit của Whitney Houston, thời điểm đó.
Ca khúc chủ đề của album đầu tiên ra mắt thế giới năm 1999 - Baby One More Time đã có câu “My Lonliness is Killing Me” (tạm dịch: Sự cô độc đang giết chết tôi - PV). Câu hát về sợ cô độc ám ảnh trong nhiều ca khúc ra mắt sau này của Spears. Trong Stronger, Overprotected, cô hát như dặn mình “My Lonliness Ain’t Killing Me No More” (tạm dịch: Sự cô độc không thể giết tôi thêm nữa).
Với Baby One More Time và màn trình diễn vũ đạo sôi động, cùng cách bẻ giọng “baby voice”, Spears ngay từ khi xuất hiện đã trở nên đặc biệt, không giống ai.
Với sự leo thang chóng mặt của Baby One More Time trên khắp các bảng xếp hạng âm nhạc thế giới, Britney đã thành công vang dội ngay từ sản phẩm âm nhạc ra mắt.
Ngay từ khi xuất hiện, Britney Spears đã gây chấn động âm nhạc thế giới, theo cách không giống ai.
Giữa những boy band, girl band nhan sắc lộng lẫy, Britney với màu sắc riêng biệt đã có cách gây chấn động âm nhạc thế giới theo cách độc đáo. “Công chúa nhạc pop” đã mở đầu trào lưu cho hàng loạt mỹ nhân mới của nhạc pop xuất hiện như Christina Aguilera, Jessica Simpson, Mandy Moore...
Nhận thấy Britney Spears có màu giọng gần giống Christina Aguilera, ê-kíp khuyến khích Spears trung thành với cách hát “baby voice” để thể hiện sự khác biệt, không lẫn vào đâu. Cách hát này đã làm ảnh hưởng đến giọng hát thật của Spears, chính vì vậy, trong suốt sự nghiệp của mình, ngay từ thời điểm rực rỡ nhất, Britney Spears luôn vướng vào những tranh cãi về hát nhép.
Năm 2006, Spears dự định ra mắt album Orginal Doll tự cô thu âm, sản xuất nhưng không hiểu lý do gì, dự án này đã bị yêu cầu hủy bỏ, để đến bây giờ, câu chuyện đó vẫn là bí mật.
Trong cả âm nhạc, Britney Spears cũng đã phải chịu sự “công nghiệp hóa” từ giọng hát đến cách xây dựng hình ảnh. Sự khác biệt của Spears được tạo nên từ những công thức có tính toán.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sự khác biệt (dù gây tranh cãi) đã mang đến cho Britney Spears tiền tài và danh vọng một cách chóng vánh.
Những năm cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, hình ảnh “công chúa nhạc pop” với mái tóc vàng, vũ đạo nóng bỏng khuynh đảo khắp các sân khấu âm nhạc thế giới. Thành công vang dội của những album đầu tiên như Baby One More Time, Oops!... I Did It Again... đã đưa Britney Spears trở thành biểu tượng mới của âm nhạc thế giới, của nền văn hóa đại chúng.
Bởi vậy, sự sụp đổ của Britney là sự sụp đổ của một biểu tượng. Và những bi kịch của Spears là bi kịch mang tính điển hình, mang tính thời đại của cả nền công nghiệp giải trí.
Giữa những boy band, girl band nhan sắc lộng lẫy, Britney với màu sắc riêng biệt đã có cách gây chấn động âm nhạc thế giới theo cách độc đáo. “Công chúa nhạc pop” đã mở đầu trào lưu cho hàng loạt mỹ nhân mới của nhạc pop xuất hiện như Christina Aguilera, Jessica Simpson, Mandy Moore...
Nhận thấy Britney Spears có màu giọng gần giống Christina Aguilera, ê-kíp khuyến khích Spears trung thành với cách hát “baby voice” để thể hiện sự khác biệt, không lẫn vào đâu. Cách hát này đã làm ảnh hưởng đến giọng hát thật của Spears, chính vì vậy, trong suốt sự nghiệp của mình, ngay từ thời điểm rực rỡ nhất, Britney Spears luôn vướng vào những tranh cãi về hát nhép.
Năm 2006, Spears dự định ra mắt album Orginal Doll tự cô thu âm, sản xuất nhưng không hiểu lý do gì, dự án này đã bị yêu cầu hủy bỏ, để đến bây giờ, câu chuyện đó vẫn là bí mật.
Trong cả âm nhạc, Britney Spears cũng đã phải chịu sự “công nghiệp hóa” từ giọng hát đến cách xây dựng hình ảnh. Sự khác biệt của Spears được tạo nên từ những công thức có tính toán.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sự khác biệt (dù gây tranh cãi) đã mang đến cho Britney Spears tiền tài và danh vọng một cách chóng vánh.
Những năm cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, hình ảnh “công chúa nhạc pop” với mái tóc vàng, vũ đạo nóng bỏng khuynh đảo khắp các sân khấu âm nhạc thế giới. Thành công vang dội của những album đầu tiên như Baby One More Time, Oops!... I Did It Again... đã đưa Britney Spears trở thành biểu tượng mới của âm nhạc thế giới, của nền văn hóa đại chúng.
Bởi vậy, sự sụp đổ của Britney là sự sụp đổ của một biểu tượng. Và những bi kịch của Spears là bi kịch mang tính điển hình, mang tính thời đại của cả nền công nghiệp giải trí.
Bi kịch điển hình ở một nền công nghiệp giải trí vô cảm
Từ năm 2005-2006, Britney Spears rơi vào khủng hoảng, thời điểm đó là dưới sức ép của sự nổi tiếng. Lần đầu tiên, khi hình ảnh Britney ôm mặt gào khóc bên lề đường được đăng tải trên trang nhất các báo, một cuộc chấn động khác đã bắt đầu.
Không còn hình ảnh “công chúa nhạc pop” quyến rũ, “không thể trộn lẫn” trên sân khấu, thay vào đó là một Britney Spears đầu tóc rối tung, mặt lem luốc phấn, mặc quần áo ngủ, ngồi khóc bên lề đường, giữa sự bủa vây của hàng trăm máy săn ảnh.
Năm 2006, một hình ảnh khác của Britney Spears tiếp tục gây chấn động là khi cô bế con trai Sean Preston gần như hoảng loạn chạy trốn khỏi 321 paparazzi đứng đợi ngoài khách sạn.
Tháng 2/2007, Spears ở lại trại cai nghiện ma túy. Ngày hôm sau, cô cạo trọc đầu với một tông đơ tại tiệm tóc ở Tarzana, Los Angeles. Những hình ảnh Britney Spears trọc đầu ngay lập tức lên trang nhất các báo, gây rúng động. E! Online gọi đây là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử văn hóa đại chúng.
Không phải đến phiên điều trần ngày 23/6/2021, Britney Spears mới kêu cứu, mới kể về những bi kịch của đời mình. Thực tế, khi ngồi gào khóc trên phố với trang phục ngủ xộc xệch, đầu tóc rối tung năm 2006, Britney Spears đã kêu cứu.
Thế nhưng, những bức ảnh gây chấn động thời điểm ấy chỉ khiến thế giới nhìn Britney Spears như một góc tối của showbiz. “Công chúa nhạc pop” lúc này cũng giống như tất cả sao nhí nổi tiếng một thời đã rơi vào thảm kịch showbiz như Lindsay Lohan, Drew Berrymore, Macaulay Culkin... Những người được cả thế giới biết đến, có trong tay mọi thứ từ danh vọng, tiền bạc quá sớm. Những bữa tiệc tùng thâu đêm, những mối quan hệ chồng chéo, những cuộc vui thác loạn từng khiến Lindsay Lohan, Drew Berrymore sụp đổ, thì giờ đây, vẫn công thức ấy, vẫn là “vùng tối” ở giới giải trí đã khiến Britney Spears sa lầy.
Truyền thông - ngôi sao - công chúng, mối liên kết giữa guồng quay không ngừng của nền công nghiệp giải trí đã biến Britney Spears từ một biểu tượng của âm nhạc, trở thành biểu tượng của scandal, của sự sụp đổ với những câu chuyện đời tư, bê bối đầy hấp dẫn.
Không phải đến phiên điều trần ngày 23/6/2021, Britney Spears mới kêu cứu, mới kể về những bi kịch của đời mình. Thực tế, khi ngồi gào khóc trên phố với trang phục ngủ xộc xệch, đầu tóc rối tung năm 2006, Britney Spears đã kêu cứu. Khi lao vào tiệm cắt tóc, cạo trọc đầu, “công chúa nhạc pop” đã kêu cứu. Khi cầu xin hàng trăm tay săn ảnh buông tha, Britney đã kêu cứu. Chỉ có điều, vào thời điểm ấy, không ai lắng nghe cô. Hoặc, thế giới nghe, và chỉ nhìn nhận, đó đơn giản là chiêu trò, là cơn điên loạn, của một ngôi sao nghiện ngập.
Tất cả đã cười cợt trên sự sa lầy của một ngôi sao, trước sự gục ngã của một con người.
Cuối cùng, thế giới đã lắng nghe Britney Spears
Câu chuyện gây chấn động ở phiên điều trần ngày 23/6 về quyền giám hộ, thực tế chỉ như “giọt nước làm tràn ly” trong suốt 15 năm kêu cứu, kể từ 2006, của Britney Spears. Chỉ khác, lần này, thế giới đã lắng nghe câu chuyện của “công chúa nhạc pop” và nhận ra sự tàn nhẫn của mình.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của người hâm mộ từ năm 2009, bắt đầu phong trào #FreeBritney, đấu tranh để nữ ca sĩ thoát khỏi quyền giám hộ của bố đẻ, Spears đang đứng trước nhiều cơ hội được tự quyết định cuộc đời mình.
Suốt 22 năm, từ khi “bẻ giọng” để trở nên đặc biệt, để trở thành “công chúa” không giống ai giữa nền công nghiệp giải trí khắc nghiệt, Spears đã phải trả giá quá nhiều. Cả tuổi trẻ đơn độc và bị giam cầm.
Cuối cùng, cô đã được thế giới lắng nghe.
Theo zing.vn
Câu chuyện gây chấn động ở phiên điều trần ngày 23/6 về quyền giám hộ, thực tế chỉ như “giọt nước làm tràn ly” trong suốt 15 năm kêu cứu, kể từ 2006, của Britney Spears. Chỉ khác, lần này, thế giới đã lắng nghe câu chuyện của “công chúa nhạc pop” và nhận ra sự tàn nhẫn của mình.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của người hâm mộ từ năm 2009, bắt đầu phong trào #FreeBritney, đấu tranh để nữ ca sĩ thoát khỏi quyền giám hộ của bố đẻ, Spears đang đứng trước nhiều cơ hội được tự quyết định cuộc đời mình.
Suốt 22 năm, từ khi “bẻ giọng” để trở nên đặc biệt, để trở thành “công chúa” không giống ai giữa nền công nghiệp giải trí khắc nghiệt, Spears đã phải trả giá quá nhiều. Cả tuổi trẻ đơn độc và bị giam cầm.
Cuối cùng, cô đã được thế giới lắng nghe.
Theo zing.vn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
saoonline.net.vn@gmail.com