Cẩn thận với trà 3 không – mối nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng từ Lời cảnh báo

Lời cảnh báo, Câu chuyện cuộc sống số phát sóng mới nhất đề cập đến hai vấn đề nóng hổi: Trà 3 không và trẻ em đường phố. Với Lời cảnh báo giúp người dân nhận diện trà ngon và chất lượng còn riêng Câu chuyện cuộc sống là bài học sâu sắc về việc trồng người với các em trẻ cơ nhỡ, phải mưu sinh từ bé.

Lời cảnh báo: Vào những ngày Tết, trà luôn là một dư vị không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại trà 3 không: không nhãn mác, không nguồn gốc, xuất sứ, không hạn sử dụng gây hoang mang cho người sử dụng.


Nhu cầu sử dụng trà của người Việt rất cao, chính vì thế dễ dàng ở các khu chợ, siêu thị đều có vô số các loại trà được bày bán. Tuy nhiên, dễ nhận thấy có 2 loại trà được bán chuyên dụng: một loại có nhãn mác, một loại thì chỉ có tên và giá. Với những loại trà không nhãn mác, người tiêu dùng chỉ biết đặt niềm tin vào người bán, hoàn không không nắm chắc về nguồn gốc hay hạn sử dụng của chúng.

Gía cả của những loại trà 3 không này cũng linh động từ vài chục ngàn đến có loại vài trăm ngàn.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Khánh Sơn – Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM cho biết: “Trà là một thức uống truyền thống lâu đời. Trà khi giữ cần giữ không ẩm để tránh móc. Vì nếu móc sẽ dễ gây độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, giữ kĩ thế nào chăng nữa thì trà cũng có một thời hạn sử dụng nhất định”.


Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Khánh Sơn

Hàng năm các cơ quan chức năng bắt và thu giữ hàng tấn trà không đạt chất lượng. Vì thế người tiêu dùng cần cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu phát hiện có dấu hiệu đáng nghi ngờ như khi mở gói trà có mùi hắc, nấm móc, thơm quá nồng. Trà kèm chất lượng khi nấu nước có màu nâu xỉn, đục, vị đắng chat, thậm chí không có mùi vị. Trà có bột ngọt có vị lợ, có vị khó chịu…

“Trà khi pha rồi để lâu rất dễ bị ôi, đó là các thành phần trong trà bị biến đổi do tiếp xúc với không khí. Khi pha ra nước trà sẽ không còn được mùi mới vừa sản xuất vì các thành phần bị biến đổi, trà bị oxy hóa, có mùi ôi, đó là trà cũ” - Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Khánh Sơn – Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM cho biết.


Trà 3 không

Vậy nên việc chọn mua trà nên chọn các thương hiệu uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Câu chuyện cuộc sống: số mới này cũng đề đến một vấn đề nóng của xã hội. Trẻ em đường phố là một trong nỗi trăn trở của xã hội. Các em không chỉ mưu sinh khó nhọc mà còn phải đối mặt với những nguy hiểm như tai nạn, bạo lực, xâm hại. Mỗi đứa trẻ đều có một số phận nhưng tựu chung cần được bảo vệ và yêu thương.


Nhìn chung trẻ em đường phố có hai dạng: một là trẻ em mồ côi, hai là có gia đình nhưng phải mưu sinh như bán báo, bán giày, ăn sinh hoặc tệ hơn là phải làm việc cho bọn chăn dắt.

Trẻ em đường phố có độ tuổi dao động từ 7- 8 tuổi. Những đứa trẻ này không còn xa lạ với người dân thành phố.

Theo ông Phạm Đình Nghinh – Phó Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết: “Trẻ em đường phố đang phải đối diện với rất nhiều nhóm nguy cơ, phải kể đến như việc các em không được đến trường, bị thất học. Thứ 2 là việc bị lao động sớm và bị bốc lột sức lao động. Thứ 3 các em dễ sa vào việc vi phạm pháp luật như trộm cắp, móc túi và buôn bán ma túy. Vấn thứ 4 là bị bạo hành và xâm hại. Thời gian qua các em bị bạo hành xa xâm hại đáng báo động. Rất nhiều cá nhân lợi dụng, đưa các em vào đường dây chăn dắt”.


Ông Phạm Đình Nghinh – Phó Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM

Từ tình trạng trên nhiều cơ quan tổ chức xã hội công lập và ngoài công lập hỗ trợ cho trẻ em đường. Bên cạnh những mái ấm, nhà ở, nhiều nơi còn tạo công ăn việc làm cho các em. Với một hi vọng rằng sau này các em có việc làm ổn định sẽ tiếp tục giúp đỡ các em đường phố khác…

Đối với các đối tượng cố tình chống đối, lợi dụng trẻ em, các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lí. Chấm dứt các hoạt động phi nhân đạo này.

Theo anh Chiến Thắng – Học viên khoa 7, Trung tâm KOTO cho biết: “Tôi từng là một đứa trẻ, lang thang đường phố và được sự hỗ trợ của xã hội. Sự giúp đỡ lớn nhất là chia sẻ, gắn kết không phải là số tiền mà các em nhận được. Theo tôi nghĩ đó là việc chấp nhận các em”.


Trẻ em cơ nhỡ

Sự chung tay của cả cộng đồng và tổ chức xã hội là hạt nhân tích cực, hướng mở nhiều tiềm năng giúp các em có nhiều công việc tốt, giải quyết vấn đề nhức nhối này.

Đón xem các số tiếp theo của Câu chuyện cuộc sống và Lời cảnh báo phát sóng vào 19h50 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh THVL1, trong đó “Lời cảnh báo” phát sóng thứ 2 và thứ 4, “Câu chuyện cuộc sống” phát sóng thứ 3, thứ 5 và thứ 6.

Duy England

Bài viết đóng góp, xin gửi về email: saoonline.net.vn@gmail.com